Bài Đăng mới nhất

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quê hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quê hương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024

Tên họ thật Vua Quang Trung ?


Vua Quang Trung (tên huý Nguyễn Huệ, 1753-1792), sinh ra và lớn lên ở Tây Sơn, Bình Định. Ông được đánh giá là bậc minh quân, thiên tài quân sự, người sở hữu nhãn quan chiến thuật tài tình khiến bất cứ kẻ địch nào cũng sợ hãi.

Viết về Nguyễn Huệ, chính sử nhà Nguyễn - sách Đại Nam chính biên liệt truyện có đoạn: “Nguyễn Văn Huệ là em Nguyễn Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người giảo hoạt, đánh trận rất giỏi, người người đều sợ Huệ”.

Đến nay, nhiều người vẫn nghĩ họ gốc của vua Quang Trung là Nguyễn. Tuy nhiên, theo các sách Nhà Tây Sơn, Võ nhân Bình Định và thông tin từ Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định,) trước khi mang họ Nguyễn, họ của vua Quang Trung là Hồ. Thuở nhỏ tên Hồ Thơm, sau đổi thành Nguyễn Huệ.

QUẢNG CÁO: 

Camera mini siêu nhỏ A9- Camera mini 4k - Camera gia đình kết nối điện thoại- Camera mini giá rẻ xem qua 3g, 4g, 5g- Camera 360 độ mini.Chất Lượng Uy tín.


Tỷ lệ phân giải: 1920x1080p. Định dạng video: AVI. Loại thẻ nhớ: Hỗ trợ thẻ TF lên đến 128GB. Định dạng nén: H.264. Hỗ trợ ứng dụng: Android/IOS. Thời gian hoạt động của pin: 60 phút Hỗ trợ tầm nhìn ban đêm: Có. Chất liệu: Hợp kim nhôm Kích thước: 5x4.5x4.5cm




Cụ thể, bố ông là Hồ Phi Phúc. Ông Hồ Phi Phúc lấy bà Nguyễn Thị Đồng ở Tây Sơn (Bình Định) và hạ sinh ra 3 anh em Nhạc, Huệ, Lữ cùng một cô con gái út. Hiện tại mộ của hai vị thân sinh ra vua Quang Trung vẫn còn di tích ở núi Long Cương thuộc làng Kiên Mỹ, Bình Khê, Bình Định.



Theo một số tài liệu lịch sử, họ gốc của vua Quang Trung không phải họ Nguyễn. (Ảnh minh hoạ)

Theo sử liệu, Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) đổi họ với lý do tránh sự dò xét của quân Nguyễn thời bấy giờ vì ông là học trò cưng của một nhân sĩ có tư tưởng phản kháng.

Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược cũng nhận xét xung quanh việc đổi họ của 3 anh em Tây Sơn như sau: “3 anh em nhà Tây Sơn mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, vì rằng đất trong Nam thời ấy vẫn là đất của chúa Nguyễn!”.

QUẢNG CÁO: 

Kemei Km-pg1990a USB Sạc Điện Tóc Chuyên Nghiệp Không Dây Tông Đơ Cắt Tóc Nam Có Thể Điều Chỉnh Chiều Dài Lưỡi Dao



Tông đơ cắt tóc Kemei KM-PG1990A có thể sạc lại bằng USB, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong thói quen chăm sóc tóc của bạn. Thiết kế không dây chuyên nghiệp





Sau khi lật đổ thế lực của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1786 Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, nhanh chóng lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh thống trị đã hơn 250 năm, chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, khôi phục lại nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ.

Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung tạo nên chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Từ năm 1789 đến năm 1792, với tư tưởng tiến bộ ông liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.

Cuối năm 1792, Quang Trung từ trần ở tuổi 39. Cái chết quá sớm của ông được coi là mất mát to lớn với nước Đại Việt, triều Tây Sơn suy yếu từ đó.

Đến nay, người đời vẫn ca ngợi vua Quang Trung là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam, cả cuộc đời binh nghiệp của ông chưa từng bại trận.

Đọc bài gốc tại đây.



Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Hào kiệt Tây sơn

 


Đền thờ Hào kiệt Tây sơn

Hào khí Tây Sơn: Giai đoạn rực rỡ trong lịch sử dân tộc

Triều đại Tây Sơn là một trong những giai đoạn chói lọi và đầy cảm hứng của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, xuất thân từ vùng đất Tây Sơn (nay thuộc tỉnh Bình Định), đã nổi lên từ phong trào nông dân, lãnh đạo kháng chiến, thống nhất đất nước, và viết nên những trang sử vàng oanh liệt.

Phong trào khởi nghĩa và sự trỗi dậy

Vào cuối thế kỷ XVIII, triều đại nhà Lê rơi vào tình trạng mục nát, trong khi chính quyền Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn phân tranh, khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trong bối cảnh đó, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã nổ ra như một luồng gió mới, khơi dậy khát vọng độc lập và công bằng xã hội.
Bảo tàng Quang Trung

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã tập hợp quần chúng, nhanh chóng giành được quyền kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn. Tài năng quân sự vượt bậc của Nguyễn Huệ (sau này là Hoàng đế Quang Trung) đã đưa Tây Sơn đến đỉnh cao, với những chiến công vang dội như tiêu diệt quân Xiêm ở Rạch Gâm - Xoài Mút (1785) và đánh tan 29 vạn quân Thanh trong trận Ngọc Hôi - Đống Đa (1789).

Chiến công lịch sử và ý chí thống nhất đất nước

Trong trận Ngọc Hôi - Đống Đa, Nguyễn Huệ đã chỉ huy quân đội Tây Sơn với chiến thuật thiên tài, khiến quân Thanh hoàn toàn bại trận chỉ trong vài ngày. Chiến thắng này không chỉ bảo vệ độc lập dân tộc mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trước các cường quốc phương Bắc.

Ngoài chiến công quân sự, Tây Sơn còn có công lớn trong việc thống nhất đất nước. Bằng những cải cách chính trị, kinh tế và quân sự, triều đại Tây Sơn đã tạo nền tảng cho một Việt Nam độc lập, vững mạnh.

Triều đại ngắn ngủi nhưng hào hùng

Mặc dù chỉ tồn tại hơn 20 năm, triều đại Tây Sơn để lại những di sản to lớn về tinh thần yêu nước và ý chí tự cường. Sự sụp đổ của triều đại này do các xung đột nội bộ và sự phản công của nhà Nguyễn để lại nhiều tiếc nuối, nhưng những giá trị mà Tây Sơn mang lại vẫn sống mãi trong lòng dân tộc.


Tinh thần Tây Sơn trong lòng dân tộc


Tây Sơn không chỉ là một triều đại lịch sử, mà còn là biểu tượng của tinh thần quật khởi, lòng yêu nước và ý chí thống nhất đất nước. Vùng đất Bình Định ngày nay vẫn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử, như Bảo tàng Quang Trung và các di tích gắn liền với cuộc đời ba anh em Tây Sơn, là nơi nhắc nhở thế hệ sau về hào khí oanh liệt của cha ông.

Triều đại Tây Sơn đã khắc sâu vào lịch sử dân tộc như một giai đoạn đầy cảm hứng, thể hiện rõ tinh thần dân tộc, trí tuệ quân sự và khát vọng thống nhất đất nước. Những chiến công của Tây Sơn không chỉ mang lại độc lập và hòa bình cho Việt Nam mà còn góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, đoàn kết cho các thế hệ mai sau.

LQN sưu tầm.

Ghé Thăm Mộ Hàn Mặc Tử – Thi Nhân Tài Hoa Việt Nam

 Mộ Hàn Mặc Tử là nơi được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm và thắp nén hương cho nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh này khi đến với Quy Nhơn. Bạn khám phá xem tại sao nơi đây du khách yêu thích khi muốn tìm một nơi dừng chân yên bình.

1. Đôi nét về thi sĩ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử sinh năm 1912, mất năm 1940, tên thật là Nguyễn Ngọc Trí. Ông là một trong nhũng người khởi sướng ra trường thơ “điên” với nhiều tác phẩm để đời. Ông cũng là người tiên phong cho phong cách thơ lãng mạng hiện đaị Việt Nam.
Các tác phẩm của ông có sự ảnh hưởng mạnh đến thơ văn nước nhà, hiện tạo cũng được đưa vào giảng dạy với các tác phẩm như Lệ Thanh thi tập, Thơ Điên, Duyên Kỳ Ngộ. Tài hoa thế đấy nhưng Ông bạc mệnh Hàn Mặc Tử qua đời khi tuồi còn rất trẻ- 28 tuổi do căn bệnh phong quái ác.
Năm 1940 Sau thời gian chống chọi với căn bệnh ông đã qua đời và chôn cất ở Quy Hòa. Đến 20 năm sau người thân của ông và bạn bè dời mộ về đồi Thi Nhân, Quy Nhơn, Bình Định. Hiện tại ngôi mộ của ông được chăm sóc và là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến với Quy Nhơn.

2. Cách di chuyển đến mộ Hàn Mặc Tử

Du khách ở trung tâm thành phố có thể duy chuyển trên tuyến đường An Dương Vương- Hàn Mạc Tử hướng xuống phía nam của thành phố,
Có thể di chuyển bằng phương tiện Taxi hoặc xe ôm, xe công nghệ dến cổng khu du lịch Ghềnh Ráng và có thể chạy lên trên dốc rồi gửi xe. Trước năm 2015 thì vào cổng không mất phí, sau năm 2015 khu du lịch Ghềnh Ráng được tu sửa lại và bán vé vào cổng giá10.000 VND.

Đia chỉ: 64 Hàn Mặc Tử, Phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Gía vé: 10.000 VND/ người
Giờ mở cửa: 8:00 AM – 18:00 PM

Khu du lịch Ghềnh Ráng

3. Những điểm tham quan tại mộ Hàn Mạc Tử
3.1 Chiêm ngưỡng kiến trúc mộ

Mộ Hàn Mặc Tử có kiến trúc đơn giản theo cấu trúc hình chữ nhật có tượng thánh giá được xây dựng trên gò đất nhỏ nhô lên hướng thẳng ra biển. Xung quanh được trồng hoa tươi, cây xanh và lát đá quanh mộ tạo cảm giác thơ mộng, bình yên cho du khách đến thăm.
Bên trên bia mộ có ghi tên những người đóng gớp và có công xây dựng nên phần mộ này

Mộ Hàn Mạc Tử


3.2 Góc chụp ảnh

Quý khách có di chuyển đi bộ từ cổng khu du lịch Ghềnh Ráng vào sẽ bắt gặp dốc với tấm đá được ghi chữ thư pháp ” dốc Mộng Cầm”, nơi đây rất được nhiều du khách chụp ảnh check in. Di chuyển đến chân mộ cũng có viên đá to ghi chữ thư pháp mộ Hàn Mặc Tử.
 
Dốc Mộng Cầm

Ngoài ra đối diện mộ còn có nhà thờ Ghềnh Ráng. Di chuyển vào trong theo hướng nam sẽ có bãi tắm Hoàng Hậu( bãi trứng) khung cảnh sơn thủy hữu tình, bình yên hiếm có. Giữa không gian rộng lớn bạn có ngay 2 backrough xịn xò để lưu giữ các kỉ niệm nơi đây. Ngoài ra ở đây cũng có dịch vụ chụp hình chuyên nghiệp và lấy liền..
Leo dốc đã mệt du khách có thể vào trong nhà hàng Hoàng Hậu thưởng thức cafe , điểm tâm hoặc ăn trưa tại đây. Nơi đây có thể vừa ngắm được núi khung cảnh còn hoang sơ với các tảng đá cao, vừa ngắm biển nghe tiếng sóng vỗ rì rào rì rào vào bở cảm giác bình yên đến lạ.
Bãi trứng Quy Nhơn

3.3 Cửa hàng lưu niệm

Tới thăm mộ Hàn Mặc Tử mọi người ai cũng đều ghé thăm cửa hàng lưu niệm của nghệ sĩ Dzũ Kha, người ta iu mêm ông còn đặt cho ông cái tên bút lửa Dzũ Kha. Nơi đây lưu giữ những kỉ vật, những vầng thơ, bút tích, tư liệu về người thi sĩ tài hoa này. Đặc biệt hơn Dzũ Kha còn thể hiện tình yêu của mình với Hàn Mạc Tử bằng cách khắc những áng thơ lên những tấm gỗ để lưu giữ. Với những người yêu thư pháp hẳn đây là một món quà vô cùng ý nghĩa dùng để lưu giữ kỉ niệm cho chuyến đi này.
Cửa hàng lưu niệm Dzũ Kha

4. Những điều lưu ý khi đến thăm mộ Hàn Mặc Tử

Khi đến thăm mộ Hàn Mạc Tử du khách nên chọn cho mình những trang phục trang phục kín đáo, lịch sự để giữ được sự tôn nghiêm khi đến mộ. Tuy nhiên du khách muốn có nhiều bộ ảnh ddeeeedjp co thể mang thêm trang phục vào trong nhà hàng Hoàng Hậu để thay.
Thời gian mở cửa thăm mộ từ 8:00 AM- 18:00 PM, tuy nhiên thời điểm tham quan thích hợp nhất là buổi sáng hoặc trưa bạn có thể tham quan khám phá được nhiều nơi trong khu du lịch.
LQN sưu tầm.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Gia tộc Việt Nam có 4 từ đường trên 100 tuổi,

 

Tịnh Nương Đường của dòng họ Quách ở khối Thuận Nghĩa

Gia tộc Việt Nam có 4 từ đường trên 100 tuổi, giàu nức tiếng một thời nhờ nghề nông, gom gạo cho nghĩa quân chống Pháp

Ngày nay, những ngôi nhà lá mái có kiến trúc cổ kính, hơn 100 năm tuổi của dòng họ này đang trở thành điểm nhấn góp phần phát triển du lịch địa phương.

Dòng họ Quách ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định từng nổi danh là một trong những gia tộc giàu có bậc nhất vùng đất Bình Định xưa nhờ vào nghề nuôi tằm và ươm tơ. Nghề truyền thống này của dòng họ Quách gắn liền với nhiều câu chuyện huyền thoại về vợ chồng Bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dòng họ Quách không chỉ đóng góp tiền của cho cách mạng mà còn dùng nhà cửa của mình làm nơi trú ẩn cho bộ đội, đồng thời làm kho chứa quân lương và vũ khí. Ngày nay, những ngôi nhà lá mái có kiến trúc cổ kính, hơn 100 năm tuổi của dòng họ này đang trở thành điểm nhấn góp phần phát triển du lịch địa phương, thu hút du khách đến với Bình Định.

“Phất lên” từ nghề nông

QUẢNG CÁO: 

Bột Ăn Dặm Cho Bé


Vị tổ đời thứ nhất của gia tộc này trên đất Bình Định là ông Quách Tịnh Nương. Khi vừa tròn 28 tuổi, ông Quách Tịnh Nương đã rời quê hương để đến lập nghiệp tại làng Kỳ Đáo (Cà Đáo), thuộc tổng Thời Hòa, huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn (nay là thôn Dõng Hòa, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn). Tại đây, ông bắt đầu công việc kinh doanh "cao đan hoàn tán" và sớm kết duyên với một người phụ nữ địa phương. Sau một thời gian làm ăn, vợ chồng ông quyết định chuyển đến làng An Thái (hiện thuộc xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định) để mở rộng hoạt động buôn bán.

Ông Quách Hội Đồng là tứ tổ của dòng họ Quách (sinh năm 1781). Khi đó, gia đình ông từ lâu đã nổi tiếng với nghề mua bán, nhưng khi đến thời ông Đồng, “máu” buôn bán dường như đã phai nhạt. Thay vào đó, ông lại say mê học hành, từ thiên văn, địa lý cho đến tướng số và đặc biệt yêu thích cuộc sống điền viên.

Trong một chuyến ngao du sơn thủy, ông Đồng đã phát hiện ra vùng đất Thuận Nghĩa với đất đai rộng lớn và con người hiền hòa. Cảm nhận được tiềm năng của nơi này, ông quyết định sang nhượng lại tiệm buôn, đưa gia đình về Thuận Nghĩa định cư và bắt đầu cuộc sống mới.

Nhờ đọc được bộ sách "Đào Công trí phú", ông Quách Hội Đồng đã nắm bắt được những bí quyết quý giá trong nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng đất bãi bồi ven sông Kôn với điều kiện thuận lợi đã giúp đồng dâu nhà họ Quách phát triển tươi tốt, nhờ đó, tằm nuôi luôn khỏe mạnh, ít khi bị hư hại, kén ít bị tang hay lép. Công việc làm ăn của gia đình ngày càng khởi sắc, đến mức kén tằm không bán hết phải mở lò ươm tơ. Nhờ khéo léo trong ươm tơ, sự nghiệp của dòng họ Quách ngày càng thịnh vượng, năm nào gia đình cũng dư dả để mua thêm ruộng đất.

QUẢNG CÁO:
Máy Massage

Nghe lại câu chuyện từ ông bà, cụ Quách Văn Bôm, cháu đời thứ 10 của dòng họ Quách, nhớ mãi lời kể về tứ tổ Quách Hội Đồng. Khi ông quyết định mua đất ven sông Kôn, bà con trong vùng ai nấy đều cười cợt, bởi mảnh đất ấy thường bị nước sông xâm thực, chẳng ai nghĩ rằng có thể canh tác được gì. Nhưng ông chỉ mỉm cười nói: "Để rồi xem, sông sẽ bồi thành ruộng." Với niềm tin vững chắc, ông vẫn kiên quyết mua đất.



Cụ Bôm bên bàn thờ vợ chồng ông Quách Hội Đồng. 
Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam

Lời tiên đoán của ông sau đó đã ứng nghiệm. Khoảng 10 năm sau, một trận lụt lớn đã làm thay đổi dòng chảy của sông Kôn, đẩy nước về phía Nam, phù sa từ dòng sông bồi đắp lên vùng thôn Thuận Nghĩa, tạo ra hàng trăm mẫu đất màu mỡ. Phần lớn mảnh đất bồi này nằm trong ranh giới đất của dòng họ Quách. Khi ấy, ông lý hương trong vùng có ý định chiếm lại đất, nhưng Quách Hội Đồng kiên quyết giữ vững lý lẽ: "Khi sông lấy đất của tôi, làng đâu có bồi thường. Bây giờ sông trả đất lại, sao làng lại đòi lấy?" Nhờ sự cứng rắn, ông giữ được đất cho dòng họ mình.

Tuy vậy, ông vẫn hào phóng cúng một số tiền lớn cho làng để lo việc chung. Nhiều người tin rằng, nhờ tài thông thiên văn, giỏi địa lý, ông đã biết trước sông sẽ đổi hướng, nên mới mua đất đón đầu, mang lại thêm đất đai cho gia tộc.

Bà Lê Thị Duệ, vợ của tứ tổ Quách Hội Đồng, đã có công lớn trong việc truyền dạy nghề trồng dâu nuôi tằm cho dân làng Thuận Nghĩa, nhờ đó bà được người dân kính trọng và tôn vinh là Bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu. Sau khi bà qua đời, dân làng đã lập miếu thờ bà ngay tại buồng tằm ngày xưa của bà. Hằng năm, vào ngày mùng 5/5 Âm lịch, người dân Tây Sơn tổ chức lễ cúng để tưởng nhớ công ơn Bà Chúa tằm.

QUẢNG CÁO: 

Giặt Ủi


Gom gạo cho nghĩa quân chống Pháp, 9 năm xây 4 từ đường

Thời lục tổ Quách Khanh Đạo là giai đoạn rực rỡ nhất của dòng họ Quách. Không chỉ sở hữu những cánh đồng bát ngát ở làng Thuận Nghĩa, ông còn nắm trong tay nhiều mảnh đất rộng lớn tại các vùng lân cận như Phú Phong, Xuân Hòa, Lai Nghi, Thủ Thiện, Bình Đức và thậm chí cả Vĩnh Thạnh. Trong số bốn gia đình giàu có nhất Bình Định lúc bấy giờ, ông Quách Khanh Đạo được xem là người đứng đầu, nổi danh khắp vùng.

Năm 1885, khi phong trào Cần Vương khởi nghĩa chống Pháp, dòng họ Quách tại Thuận Nghĩa đã tự nguyện đóng góp cả lương thực và vũ khí để hỗ trợ nghĩa quân. Lúa gạo luôn được chuẩn bị sẵn sàng trong nhà, bất cứ khi nào Bình Tây Nguyên soái Mai Xuân Thưởng cần, dòng họ Quách đều sẵn lòng cung cấp. Thậm chí, họ còn gom góp toàn bộ nồi bung, nồi bảy bằng đồng để nghĩa binh rèn binh khí.

Trong khoảng thời gian từ 1908 đến 1917, dòng họ Quách đã xây dựng 4 căn nhà trong 4 trang viên tại Thuận Nghĩa, tất cả đều do ông Quách Nghĩa Viễn, thất tổ của dòng họ tự tay thiết kế. Ông Viễn không chỉ nổi tiếng về tướng số mà còn giỏi kiến trúc. Ngôi nhà từ đường chính, mang tên Tịnh Nương Đường (theo tên tổ Quách Tịnh Nương), được xây dựng trên diện tích 2ha, với thiết kế 5 gian 2 chái. Ba ngôi nhà khác, mỗi căn có thiết kế 3 gian 2 chái, nằm trong các trang viên rộng 1ha, mang tên Quách Thúc Đường, Quách Phổ Đường và Quách Trọng Đường, là nhà từ đường cho ba nhánh khác trong dòng họ.


Tịnh Nương Đường của dòng họ Quách ở khối Thuận Nghĩa. 

Vào năm 1947, Tịnh Nương Đường bị không quân Pháp oanh tạc dữ dội, làm cho nhiều phần của công trình bị trúng đạn, may mắn là thiệt hại không quá nghiêm trọng. Cách đây nhiều năm, một phái đoàn từ Nhật Bản đã đến thăm Thuận Nghĩa để khảo sát 4 căn nhà của dòng họ Quách. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, họ đã chọn Quách Trọng Đường để đưa vào danh sách bảo tồn, nhờ vào việc căn nhà này vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản và nét kiến trúc cổ xưa.


Tịnh Nương Đường được xây dựng theo hình chữ Môn. 
Ảnh: Hoàng Trọng

Gìn giữ truyền thống của dòng họ

Vào năm 1995, con cháu đời thứ 10 của dòng họ Quách đã sưu tập, ghi chép, nghiên cứu cho ra cuốn "Phổ lục Quách gia", được xem là tài liệu ghi chép chính thống của gia tộc. Mỗi năm vào ngày mất của ông tổ, con cháu họ Quách ở mọi miền tập trung về Tịnh Nương Đường cúng giỗ và ôn lại truyền thống của dòng họ. Dòng họ Quách còn vinh dự được sự khen tặng từ Hội Khuyến học Trung ương với danh hiệu dòng họ hiếu học suốt nhiều năm qua.



Con cháu dòng họ Quách tiếp nối truyền thống hiếu học. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống

Ngày nay, 4 căn nhà lá mái với kiến trúc cổ kính, tồn tại hơn 100 năm của dòng họ Quách không chỉ là di sản văn hóa quý giá mà còn đóng góp vào sự phát triển của du lịch tại Thuận Nghĩa - làng quê ven sông với vẻ đẹp bình dị và hấp dẫn.
LQN lấy tài liệu gốc tại đây

NHÓM THƠ "BÀN THÀNH TỨ HỮU"

 

Cửa Đông-thành Bình Định

Bình Định bấy giờ chỉ có một nhóm người mà các bạn yêu thơ do Trần Thống ở Kiên Mỹ đại diện, đặt tên là “Bàn Thành tứ hữu”. Nhóm thơ gồm có: Hàn – Chế – Yến – Quách. Bốn người này mang tên một con vật trong bộ Tứ linh. Hàn Mặc Tử là Rồng, Chế Lan Viên là Phượng, Yến Lan là Lân, Quách Tấn là Rùa.

Bấy lâu nay, giới văn học thường nhắc đến nhóm thơ tiền chiến của Thành Đồ Bàn (tức Bình Định xưa). Vì biết tôi là con gái của “con Lân” trong nhóm “Tứ linh”, Có người hỏi: “Thế nào là Trường thơ Bình Định? Vì sao gọi các cụ ấy là Tứ linh?…”.
Theo sự hiểu biết hạn hẹp, qua những bức thư của bác Quách Tấn gửi cho ba tôi – nhà thơ Yến Lan – tôi xin phép thông tin lại để các bạn yêu thơ hiểu thêm về cái nôi thơ mà người đời thường tâm đắc “Bình Định là đất võ mà ẩn chứa trong mình những bí ẩn về văn chương”.

QUẢNG CÁO: 

Giặt Ủi


Trong bức thư đề “Nha Trang lập xuân 88”, bác Quách bức xúc viết: “Rất tiếc là không có người có đủ tài, học, tâm, chí để cùng nhau khai thác kho tàng Văn hóa của Bình Định. Tôi nhận thấy phần đông anh em làm văn nghệ vì danh, vì lợi hơn là vì bổn phận thiêng liêng. An Nhơn có nhiều nhân vật văn học và lịch sử lắm, chú và anh em văn sĩ đừng phụ cổ nhân…”.
Theo bác Quách: “Không có Trường thơ Bình Định, chỉ có Trường thơ loạn gồm: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan. Trường thơ này không thể trở thành Trường thơ Bình Định được”.
Bình Định bấy giờ chỉ có một nhóm người mà các bạn yêu thơ do Trần Thống ở Kiên Mỹ đại diện, đặt tên là “Bàn Thành tứ hữu”. Nhóm thơ gồm có: Hàn – Chế – Yến – Quách. Bốn người này mang tên một con vật trong bộ Tứ linh. Hàn Mặc Tử là Rồng, Chế Lan Viên là Phượng, Yến Lan là Lân, Quách Tấn là Rùa.
Có câu thơ bằng tiếng Hán của Nguyễn Đức Sung:

Tấn bộ bồng lai lạc cảnh khoan
Hoan tình hội họp tứ thi lang
Trí hân khôi thỏa tâm hoài vọng
Lang phóng hương nồng nhập tiểu bang
Tạm dịch:

Tấn tới bồng lai vui cảnh tiên
Hoan tình họp mặt bốn hữu thi
Trí sáng đẹp lòng bao mong nhớ
Lan tỏa hương nồng nhập xứ men
(Ghi chú: Bốn chữ đầu của từng câu là tên của bốn nhà thơ nhắc tới trên. Hoan (Phan Ngọc Hoan) là tên thật của Chế Lan Viên, Trí (Nguyễn Trọng Trí) là tên thật của Hàn Mặc Tử).
Và người đầu tiên đưa tên của nhóm Tứ linh vào thi đàn thời bấy giờ là nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
Còn tại sao ông Trí lấy bút danh Hàn Mặc Tử: Bút danh đầu tiên và cũng khá nổi tiếng của ông là Phong Trần. Nhưng nhiều người thấy dáng dấp thư sinh của ông nên trêu “người mảnh mai như cậu làm sao chịu đựng được phong trần, nó lại không hợp với vóc dáng của cậu”. Sau đó ông lại đổi là Hàn Mạc Tử (tức rèm lạnh).
Nhưng bác Tấn vẫn chưa chịu: “Đã có rèm thêm bóng trăng vào, hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng”. Ông Trí ngẫm nghĩ rồi lấy bút ra vạch thêm vành trăng non vào đầu chữ A. Chỉ thêm một cái dấu mà nghĩa khác hẳn: Hàn Mạc Tử = Rèm Lạnh giờ thành Hàn Mặc Tử tức Bút Mực

QUẢNG CÁO: 

Bột Ăn Dặm Cho Bé


Bút danh của chú Hoan ban đầu là Chế Bồng Hoan. Một hôm biết ba tôi sắp đi xuống Qui Nhơn để học, chú đến chùa Ông thăm, thấy trời tối mà ông nội tôi vẫn thắp đèn tưới cây, và ba tôi ngâm nga:

Rồi đây mỗi ngả một thân đơn
Con ngọn đèn xanh, cha mảnh vườn
Đêm lụi, đèn tàn ai gạt bấc
Vườn lan ai ấy tưới thay con.
Nghe xong chú Hoan cảm động quá nói: “Mình muốn làm một cái gì đó để kỷ niệm câu thơ của cậu”. Nghĩ một lát chú Hoan reo to: “À mình sẽ đổi bút danh thành Chế Lan Viên”. Ba tôi cũng thấy đó là ý hay nên đồng ý ngay. Và thế là từ đó trên thi đàn Việt Nam xuất hiện bút danh mới: Chế Lan Viên.
Về bút danh của ba tôi thì nhiều người biết rồi. Lúc đầu ông dùng bút danh có khi là Xuân Khai, có khi Thọ Lâm. Còn Yến Lan là tên ghép của hai giai nhân. Trong lớp ông dạy có hai cô gái trông khá xinh, chơi thân nhau, một tên là Yến, một là Lan. Họ thường thì thầm: “Tao, mày chơi thân với nhau như vầy sau này chỉ lấy một chồng”. Ba tôi nghe được thấy câu chuyện của hai người hay hay nên quyết định đổi bút danh Xuân Khai thành Yến Lan.

Tuy xuất thân và trưởng thành từ Gò Bồi – Bình Định, nhưng nhà thơ Xuân Diệu ban đầu không nhập vào nhóm này. Bác Tấn nói vui: “Xuân Diệu đấm Hàn, thoi Yến, đá Quách, từ biệt quê hương để ra Hà Nội bắt tay với Huy Cận lập thành nhóm Huy – Xuân”.
Tại Thu Xà – Quảng Ngãi, nhà thơ Bích Khê lẻ loi, cô quạnh đành lui vào Bình Định cùng bốn chàng thi sĩ nọ lập thành nhóm Ngũ hành. Nhóm Ngũ hành tuy mới thành lập nhưng họ rất tâm đầu ý hợp. Chỉ có bác Tấn ở Nha Trang nhưng họ vẫn thường xuyên vào, ra để thăm nhau.
Ông cụ tôi tâm sự: “Bình Định là nơi phối hợp để thành quả trứng còn Nha Trang là lò ấp trứng. Tôi và các bạn đã gửi lại Nha Trang một thời tâm đắc và tuổi trẻ đam mê, làm sao quên được những ngày tháng cùng nhau học hỏi, vui chơi, nghiên cứu thơ đường, học chữ Hán”.

QUẢNG CÁO:
Máy Massage

Một thời gian ngắn, Hàn Mặc Tử bị trọng bệnh rồi mất, ông hưởng dương 28 tuổi. Chẳng bao lâu sau Bích Khê lâm bệnh nặng (lao). Cả nhóm bàn đưa Bích Khê vào Nha Trang tìm cách nuôi nhau. Họ góp tiền thuê một nhà ở phường Củi cho Bích Khê ở.
Vì lòng tốt của bạn, được một thời gian Bích Khê lại lặng lẽ bỏ ra đi. Nhà thơ Nguyễn Đình đã tìm lại được Bích Khê. Sau khi bàn bạc kỹ, nhóm quyết định đưa ông ra Huế chữa trị và an dưỡng. Về kinh tế, tùy theo hoàn cảnh từng người mà góp tiền nuôi Bích Khê.
Chú Chế Lan Viên phải nuôi cha mẹ góp 10 đồng, bác Quách 20 đồng, chú Nguyễn Đình 20 đồng, vì không vướng bận gì nên ba tôi góp 30 đồng. Như vậy mỗi tháng nhà thơ Bích Khê nhận được 80 đồng, theo tôi biết đó là số tiền rất lớn, cơm tháng hồi đó chỉ có 4 đồng. Tất cả việc thu và gửi tiền ra Bệnh viện Paskiê cho chú Bích Khê đều do vợ bác Tấn đảm nhận.
Một thời gian sau ba tôi nhận được một lá thư viết bằng bút chì:
“Yến Lan
Mình rất cảm ơn cậu và các bạn đã chăm lo cho mình. Bây giờ mình không thể chịu đựng được nữa, mình đành vĩnh biệt cuộc sống, vĩnh biệt bạn bè”.
Thời gian sau, không biết năm nào nhà thơ Xuân Diệu trở về Bình Định, nhập vào nhóm Ngũ hành để thành nhóm Lục căn (Nhãn – Nhỉ – Tỷ – Thiệt – Thân – ý). Tôi không biết ai mang bí danh của những bộ phận này vì tên nhóm ít ai nhắc đến .
Trong nhóm này chú Xuân Diệu là khôn ngoan nhất, bác Quách Tấn thường trêu: “Thằng Diệu nó chẳng cho ai xem thứ gì khi chưa in thành chữ trên báo bao giờ”. Nhưng điều này bác lại cho là đúng và đó là kinh nghiệm quý báu trong sáng tác, vì thời gian sau này bác bị người khác đứng tên trong nhiều bài viết của mình!
Lâm Bích Thuỷ

VÕ NHÂN ĐẤT BÌNH ĐỊNH

 

 

Quách Tấn & Quách Giao

Từ lúc được thành lập phủ Hoài Nhơn rồi Quy Nhơn và thành tỉnh Bình Định, nhân dân Bình Định gồm đa số các dân Việt sống ở miền Bắc, Nghệ An, Thanh Hóa... vào sinh sống lập nghiệp. Là một miền đất mới, dân cư ngụ gồm nhiều thành phần phức tạp nên vấn đề an ninh chính trị được đặt lên hàng đầu. Chính quyền chỉ tập trung vào Phủ, Huyện sở lỵ, cho nên các vùng nông thôn, sơn cước xa xôi người dân phải sống bằng tự lực bảo vệ, tự khai phá làm ăn. Cũng vì vậy, võ thuật được trọng vọng và phát triển. Ngoài ra, do nạn đạo tặc thường thoát khỏi sự kiềm chế của chính quyền nên người dân tự học võ nghệ để tự bảo vệ gia đình và làng xóm.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cả hai miền nhân dân đều khốn khổ. Một số người không thể an cư được với chúa Trịnh bèn rời bỏ quê hương vào Nam lập nghiệp. Một số lại không thích chế độ nên cũng vào Nam theo chúa Nguyễn.

QUẢNG CÁO:
Máy Massage


Thời gian này có Khám Lý phủ Quy Nhơn là Trần Đức Hòa, rể là Đào Duy Từ và người tài được tiến cử là Nguyễn Hữu Tấn.

Rồi miền Nam có loạn thần Trương Phúc Loan chuyên quyền, nhân dân khốn khổ, nạn tham nhũng hoành hành, quan lại tham ô đầy rẫy khiến cho phong trào "áo vải cờ đào Tây Sơn" vùng lên. Thời đại Tây Sơn là đỉnh cao của võ thuật Bình Định. Tây Sơn tam kiệt, Tây Sơn thất hổ tướng, Tây Sơn ngũ phụng thư, Tây Sơn danh tướng cùng với Bình Định võ sư tam hùng làm rạng danh cho phong trào võ Bình Định.

Đối kháng với nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn Gia Miêu cũng tụ hội các anh tài Bình Định như Châu Văn Tiếp, Phạm Văn Sĩ, Lê Chất và một anh hùng người miền Nam nhưng đã ghi lại một tấm gương nghĩa khí cho người dân Bình Định: Võ Tánh.

QUẢNG CÁO: 

Bột Ăn Dặm Cho Bé



Thời Gia Long, các danh tướng Bình Định như Phạm Văn Lý, Võ Văn Trừ vẫn vang danh ở đất Bắc; như Lê Đại Cang đã từng bình định vùng đất Cao Miên (Campuchia ngày nay).

Rồi giặc Pháp xâm lăng Việt Nam, tướng Lê Đình Lý đã anh dũng chống Pháp khi giặc vào cửa biển Đà Nẵng.

Khi phong trào Cần Vương bùng dậy, Bình Định đã có linh phong tam kiệt: Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Võ Trứ tụ hội dưới trướng trên 30 vị tướng lãnh cùng nhân dân nổi lên đánh Pháp. Phong trào bị đàn áp, người thì tuẫn tiết, xuất dương, kẻ lui về ẩn dật. Ngoại trừ Đội Chương, Voi Con đi ra Nghệ An hoạt động cách mạng.

QUẢNG CÁO: 

Giặt Ủi


Năm 1908, Bình Định hưởng ứng phong trào chống thuế, các võ sĩ An Vinh, An Thái đã hăng hái tham gia giúp phong trào về phần an ninh trật tự cùng trừng trị bọn tay sai thực dân.

Trong những năm bị đô hộ, các nhóm võ như An Thái, An Vinh, Thuận Truyền vẫn âm thầm luyện tập. Các tay võ như Hương mục Ngạc, Khách Bút, Hương lễ Nghè... luôn luôn được nhắc đến. Các câu tục ngữ, ca dao:

"Roi Kinh, quyền Bình Định"

"Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh"

Và:

"Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền"
Luôn luôn được mọi người tâm đắc khi nói đến Bình Định.

Cuộc cách mạng tháng Tám bùng lên, người võ sĩ Bình Định lại cùng toàn dân với tầm vông vót nhọn, giáo mác mài bén, đi đầu trong phong trào chống Pháp. Vũ khí tối tân tuy làm lu mờ con người giỏi võ nhưng tinh thần thượng võ của người dân Bình Định vẫn tồn tại và rạng rỡ cùng với non sông Bình Định

LQN Sưu tầm.

Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mạc Tử.

 

Tác giả: Quách Tấn

Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc, hình ảnh và âm nhạc–nhất là âm nhạc, vì chỉ có âm nhạc mới diễn tả nổi những cái sâu xa, thầm kín, những cái tế nhị, u ẩn của một tâm hồn.

Nhiều khi Tử phải bỏ nghĩa thông thường của chữ, bỏ cả văn phạm của câu, để cho thanh âm tiết tấu phù hợp với những biến chuyển, những rung động, những xao xuyến của tâm hồn–một tâm hồn mênh mông và đối với chúng ta có phần xa lạ–mà văn tự chính xác nhiều khi không diễn tả được thấu đáo, không diễn đạt đúng ý muốn của người thơ. Cho nên xem thơ Hàn Mặc Tử, nhiều khi không nên chấp ở chữ mà hại lời, không nên chấp ở lời mà hại ý. Và muốn nhận thức tình ý trong thơ được đầy đủ, thì phải thưởng thức nhạc thơ trước nhất, vì trong thơ Tử, nhạc đi trước mà ý theo sau, và có khi ý không ở trong lời mà ở trong nhạc.

Trong tâm hồn Tử, không có những bức thành kiên cố ngăn cách tôn giáo của mình và tôn giáo của người, nhất là đối với Phật giáo. Vì không có những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tôn giáo mình và tôn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồn cảm hứng trong Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng mình là “Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Như bài Thánh Nữ Đồng Trinh là một.

QUẢNG CÁO:
Máy Massage

Bài này Là những lời Tử dâng lên Đức Maria để ca ngợi “ơn phước cả”, mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong “cơn lâm lụy”. Trong bài có những chữ “Từ Bi”, “ba ngàn thế giới”, là chữ của nhà Phật, dùng một cách sướng khoái:
Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới

Hai chữ “Từ bi”, còn thấy dùng trong nhiều bài khác:
Thơ tôi thường huyền diệu
Mọc lên đạo từ bi
(Cao Hứng)

Trời từ bi cảm động ứa sương mờ
Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá
(Hãy Nhập Hồn Em)

Nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như “hằng hà sa số” “mười phương” cũng thường gặp trong thơ Tử:
Mây vẽ hằng hà sa số lệ
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn
(Cuối Thu)

Đóng cửa mười phương lại
Dồn ánh sáng vào đây
(Điềm lạ)

Trời như hớp phải hơi men ngan ngát
Đắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười phương
(Nguồn thơm)

Nhưng đó chỉ là những dấu tích bên ngoài. Trong thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài chịu ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo:

Bay từ Đao Lỵ đến trời Đâu Suất,
Và lùa theo không biết mấy là hương.
(Phan Thiết)

Trở lại trời tu luyện với muôn đêm,
Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả.
(Phan Thiết)

QUẢNG CÁO: 

Bột Ăn Dặm Cho Bé




Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật, như “thành chánh quả”, “sông Hằng”, Tử vãi tung thơ lên tận sông Hằng (Phan Thiết). Ngoài những hình ảnh đẹp đẽ của trời “Đao Lỵ”, trời “Đâu Suất” – những cõi Phật xa xăm, đầy nhạc, đầy hương, đầy ánh trăng–chúng ta nhận thấy trong bài Phan Thiết, thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi được thi vị hóa một cách tài tình: con chim Phụng Hoàng vì Sân Si mà phải đoạn, và khi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà vì tập khí chưa tiêu trừ trọn vẹn, nên phải trở xuống trần gian, “nơi đã khóc đã yêu đương da diết” để mà “chôn hận nghìn thu” và “sầu muộn ngất ngư”.

Trong bài Phan Thiết, chúng ta còn nhận thấy rằng Hàn Mặc Tử đã nhìn đời bằng con mắt giác ngộ: những hiện tượng trong cõi đời này đều là những tuồng ảo hóa:
Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao,
Trăng tan tành rơi xuống một cù lao
Hoá đại điện đã rất nên tráng lệ
(Phan Thiết)

Và cõi đời này–mà Phan Thiết là tượng trưng–là nơi đau khổ, là nơi “chôn hận nghìn thu”, là nơi “sầu muộn ngất ngư”. Vì nhận biết cõi đời là giả tạo, là nơi khổ lụy, Tử đi tìm nơi giải thoát và đã tìm thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà.
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền
(Ngoài vũ trụ)

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác
Rất phương phi trên hết cả anh hoa
(Ra đời)

Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho,
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo
(Đêm xuân cầu nguyện)

Những “ánh sáng vô cùng” “sáng láng cả mọi miền”, những tiếng “nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác” những “cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc”, ở trong Tử là vang bóng của “vô lượng quang” của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo” trên thế giới Cực Lạc mà Tử đã nhìn qua kinh A Di Đà.

Tinh thần Phật giáo còn ảnh hưởng trong nhiều văn thơ của Tử, nhưng nhiều khi hoặc quá tiềm tàng, hoặc bị hình ảnh thơ lấn đi, nên chúng ta không thấy nếu chúng ta không chú ý, không lưu tâm. “Ôi trời hạo nhiên đây không phải là công trình châu báu của Người sao? Lòng vô lượng đây không phải do phép màu nhiệm của Đấng Vô Thỉ Vô Chung?” (bài tựa Xuân Như Ý). Đó chẳng phải là chữ Tâm được thi vị hóa bằng những hình ảnh tượng trưng? Hàn Mặc Tử đã xác nhận tính chất vô thỉ vô chung của Tâm (lòng vô lượng), mà biểu hiện mầu nhiệm là Mùa xuân thơm tho, trong đẹp, tràn lan khắp không gian (trời muôn trời) chen lấn vô tận hồn tạo vật, và tồn tại cùng thời gian (năm muôn năm). 

Nhưng vì là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Tử đã quan niệm cái Tâm bất sanh bất diệt là Đấng Vô Thỉ Vô chung, và coi những hiện tượng do “lòng vô lượng” đã “đưa ra” kia là “công trình châu báu” của Đức Chúa Trời, nên Tử “cao rao danh Cha cả sáng”. Như thế Hàn Mặc Tử có phải là một nhà thơ của đạo Thiên Chúa? Nghĩa là Tử phải có một tín đồ dùng thơ để phụng sự tôn giáo mình?

QUẢNG CÁO: 

Giặt Ủi


 Thưa không phải. Tử tìm vào Đạo – Đạo Thiên Chúa cũng như Đạo Phật chỉ để tìm nguồn cảm hứng, để tìm nguồn an ủi khi bị tình đời phụ rẫy hoặc thể xác dày vò. Lý tưởng chính của Tử là Thơ. Tôn giáo chỉ là những yếu tố phụ vào để làm cho thơ thêm giầu sang và trọng vọng. Do đó nhiều khi bị hứng thơ lôi cuốn, Tử đã thốt ra những lời có thể gọi là “phạm thượng” đối với những Đấng Thiêng Liêng mà Tử phụng thờ. Ví dụ đương quỳ trước Thánh Nữ Maria để ca ngợi ơn cứu nạn, mà Tử dám nói:
Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ;
Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua
Thật chẳng khác nào đứng nói cùng một người ngang hàng ngang lứa hoặc Nàng Thơ! Thậm chí trong khi cầu nguyện lúc đêm xuân, mà chàng vẫn để tứ thơ ngang tàng theo hứng:
Ta chắp tay lạy quỳ hoan hảo,
Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian,
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế
(Đêm xuân cầu nguyện).

Nghĩ đến những gì “giàu sang hơn Thượng Đế”, Tử biết là một tội lỗi lớn, nên tiếp đó chàng van lơn thầm nguyện:
Tôi van lơn, thánh nguyện Chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Lời xưng tội vẫn không thật nghiêm trang thành kính! Trong khi viết những lời tạ tội, Tử đã nghĩ đến thơ nhiều hơn nghĩ đến Chúa, mặc dù Tử luôn luôn thờ Chúa trên thơ.

Còn đối với Đạo Phật? Hàn Mặc Tử đi vào Đạo Từ Bi không phải để tu, mà cũng không phải để tìm hiểu những gì cao siêu huyền diệu. Tử vào Đạo Từ Bi cũng như một lãng nhân vào vườn hoa nghìn hương muôn sắc. Vào không phải với mục đích của nhà vạn vật học hay nhà làm vườn, mà vào với tấm lòng con nhà nghệ sĩ khoáng đạt phong lưu. Vào để thưởng thức những cái Đẹp khác thường vừa giàu sang vừa thanh thoát. Hoa có bao nhiêu hương giống, cũng không cần biết. Vườn hoa có tự bao giờ và rộng đến đâu, cũng không cần biết nốt. Mà chỉ biết rằng có nhiều hương lạ, nhiều sắc lạ, và chỉ biết trải lòng mênh mông. Rồi những gì đã thấm vào tâm khảm thỉnh thoảng trào ra ngọn bút những lúc Thơ về, khi thì đượm đà, khi thì phảng phất, khi thì hiển hiện, khi thì ẩn tàng và tràn ra một cách tự nhiên, khiến lắm lúc nhà thơ rưởng rằng đó là do mình sáng tạo ra chớ không ngờ rằng mình đã chịu ảnh hưởng,

Và tất cả những gì đã thâu nhập được trong tôn giáo, trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa Giáo – một khi đã vào thơ Tử thì không còn giữ nguyên chất, vì đã bị tâm hồn Tử biến thể, pha trộn theo quan niệm và sở thích của mình. Tử thường nói cùng bạn rằng: “Tôi lợi dụng văn chương và triết lý nhà Phật để làm thơ mà thôi. Tôi dung hòa cả hai thể văn và tôn giáo: Thiên Chúa và nhà Phật. Đó chính là muốn làm giầu cho nền văn chương chung.”
Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm lòng cho rộng rãi, đừng chấp về mặt tư tưởng cũng như về mặt ngôn từ, thì mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tận hưởng được tất cả những gì sâu kín ẩn khuất dưới những hàng mây ráng lung linh.
(Nha Trang, mùa xuân Tân Sửu, 1961)
LQN sưu tầm.

Ăn chay trường

Ăn chay trường
●Xem tất cả các bài viết

Sữa Nestle Nutrition

Chùa cổ

Chùa cổ
●Xem tất cả các bài viết

Viên uống chống hấp thụ Calories Burn FINE JAPAN

Điều Cần Biết

Điều Cần Biết
●Xem tất cả các bài viết

Kem Chống Nắng HÀN QUỐC Phổ Rộng Vật Lý Lai Hoá Học 7 Màng Lọc SPF 50+

Khử mùi cơ thể

Khử mùi cơ thể
●Xem tất cả các bài viết

Tinh Bột Nghệ Nguyên Chất

  • Hỗ trợ dạ dày, tiêu hóa, đắp mặt dưỡng da xóa mờ thâm
    Có chúng tôi. Tinh Bột Nghệ Nguyên Chất Bảo Lộc Vũ Gia.

    Quê hương

    Quê hương
    ●Xem tất cả các bài viết

    Trà Hắc Kỷ Tử Tây Tạng

  • 500gr Trà Hắc Kỷ Tử Tây Tạng
    Loại quả thần kỳ của sức khoẻ và sắc đẹp mà phụ nữ trung quốc ưa chuộng hàng trăm năm nay!

    Sức khỏe

    Sức khỏe
    ●Xem tất cả các bài viết

    Bếp điện từ - Bếp hồng ngoại

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Thông kinh phật

    Thông kinh phật
    ●Xem tất cả các bài viết